Hoạt động Tổ_chức_Bảo_tồn_Quốc_tế

Được sự tài trợ và liên kết của nhiều tập đoàn công ty lớn trên thế giới, CI bảo vệ các khu giàu tính đa dạng sinh học nhất trên thế giới và giúp đỡ người dân sinh sống trong các khu vực này cải thiện điều kiện sống. CI sử dụng các kiến thức về khoa học, kinh tế và chính sách khoa học, kỹ thuật hiện đại nhằm thúc đẩy các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học ở các khu rừng nhiệt đới và các hệ sinh thái có nguy cơ bị phá vỡ trên toàn thế giới, đặc biệt là bảo tồn nước, năng lượng, và rác thải, nguồn lợi thủy sản. Cùng với việc quan sát, nghiên cứu, CI cho rằng giáo dục là hợp phần quan trọng hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và quản lý thiên nhiên.

Tại Việt Nam, CI cũng tổ chức nhiều khóa tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học tại các trường Đại học và tài trợ cho các chương trình bảo tồn. Năm 2006, Dự án Bảo tồn đồng cỏ bàng vùng đất ngập nước Phú Mỹ của Việt Nam đã đạt giải thưởng Xích đạo về quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học. Năm 2007, cùng với WWF, một nhóm các nhà khoa học của CI đã phát hiện ra một quần thể voọc chà vá chân xám (tên khoa học là Pygathrix cinerea) lớn nhất từ trước đến nay tại 5 tỉnh miền Trung Việt Nam.

Liên quan

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc Tổ chức Thương mại Thế giới Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế Tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam Tổ chức Nghiên cứu thiên văn châu Âu tại Nam Bán cầu Tổ Chức SCP Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam Tổ chức và chiến thuật quân sự của quân đội Đế quốc Mông Cổ Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên Tổ chức Y tế Thế giới